Tin mới
Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trong thời gian tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trong thời gian tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột (tên giao dịch quốc tế: Buon Ma Thuot Airport; code ICAO: VVBM; code IATA: BMV) nằm ở 12o 40’ 07” Vĩ Bắc; 108o 06’ 41” Kinh Đông. Cảng Hàng không thuộc địa phận xã Hoà Thắng, tỉnh Đắc lắc, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 7km về phía Đông Nam (tại km7 quốc lộ 27).
Cảng Hàng không nằm ở độ cao 529,9m so với mực nước biển, nằm trong khu vực tương đối bằng phẳng và cao hơn các khu vực xung quanh với độ dốc tự nhiên từ 2% đến 5%, là một trong những đầu mối giao thông quan trọng liên vùng, gắn Tây nguyên với miền Đông Nam bộ, miền Trung, duyên hải miền Nam Trung bộ
Khoảng cách từ Cảng hàng không Buôn Ma Thuột tới Cảng hàng không Nội Bài: 970 km; Đà nẵng: 367 km; Tân Sơn Nhất: 254 km.
Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột do Mỹ – Ngụy xây dựng và được đưa vào hoạt động từ 26-09-1972 với chức năng là Cảng Hàng không căn cứ chỉ huy của không quân Ngụy (VCDA). Đây là Cảng Hàng không phục vụ cho các loại máy bay quân sự. Trước đây, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột được gọi là Cảng hàng không Phụng Dực (Phượng Hoàng bay). Ngoài ra, do có quận hành chính Hòa Bình gần Cảng Hàng không nên Cảng hàng không này cũng có tên là Phi trường Hòa Bình.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
Năm 1975, bộ đội ta tiếp quản Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột và đến ngày 10-3-1977, Hàng không dân dụng Việt Nam đã khôi phục và khai thác trở lại Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột với chức năng là Cảng hàng không dân dụng nội địa nối liền Tây Nguyên với các trung tâm đô thị lớn của cả nước : thành phồ Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và ngược lại.
Trước năm 1997, Cảng Hàng không Buộn Ma Thuột có một đường hạ cất cánh với kích thước 1.800 mét x 30 mét được cải tạo từ tháng 7/1997; có 1 đường lăn nối giữa đường hạ cất cánh và sân đỗ máy bay với kích thước 250m x 15m được cải tạo từ tháng 1/1997; sân đỗ máy bay kích thước 120m x 90m có thể tiếp nhận 2 máy bay ATR 72 hoặc Fokker 70 được cải tạo từ tháng 1/1997; Nhà ga hành khách nằm sát sân đỗ máy bay được cải tạo từ năm 1995 với kích thước 24m x 64m, diện tích 1536m2, đảm bảo tiếp nhận 120 hành khách/giờ cao điểm.
Cảng Hàng không Buộn Ma Thuột đã tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo đường hạ cất cánh có chiều dài 3.000 mét, rộng 45 mét với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm, cũng như đầu tư mới thiết bị như xe thang, xe nâng hàng, xe băng chuyền đảm bảo cho cảng hàng không này đáp ứng việc khai thác của các máy bay A320, A321 và các loại máy bay quân sự hiện đại cả ngày và đêm, sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên.
Ngày 1/9/2003, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được đưa vào khai thác trở lại sau một thời gian gián đoạn do phải đóng cửa từ ngày 12/5/03 để nâng cấp, sửa chữa. Lúc 6g21 sáng ngày 1/9/03, máy bay ATR 72 - số hiệu chuyến bay VN338 đã xuất phát từ Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và hạ cánh an toàn lúc 7g04 cùng ngày xuống Cảng hàng không Buôn Ma thuột .
Cụm cảng Hàng không miền Nam cũng đã có kế hoạch xây dựng mới nhà ga hành khách để có thể đáp ứng 220 hành khách/giờ cao điểm tương đương với diện tích sử dụng 3300 m2 nhà ga đến năm 2010.
Khách sạn Hàng không Buôn Ma Thuột trực thuộc Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột toạ lạc tại số 67 Nguyễn Tất Thành, trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak (Điện thoại: 050 95 5055). Khách sạn có các dịch vụ đặt vé, bán vé máy bay và giữ chỗ cho khách đi các tuyến bay trong nước và quốc tế đồng thời cung cấp dịch vụ phòng nghỉ cho khách khi đến thăm quan và làm việc tại Dak Lak.
Hoạt động khai thác của Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột tăng trưởng mạnh bắt đầu từ những năm 1990 trở lại đây cùng với chủ trương đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước.
Năm 2004, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 1356 lần chuyến cất hạ cánh, phục vụ 65.406 lượt hành khách đi đến và vận chuyền 429 tấn hàng hóa, hành lý, bưu kiện.
Năm 2005, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 1456 lần chuyến cất hạ cánh – tăng 7,37% so với năm trước, phục vụ 81.835 lượt hành khách đi đến – tăng 25,1% so với năm trước và vận chuyển 534 tấn hàng hóa, hành lý, bưu kiện – tăng 24,64% so với năm trước.
Bốn tháng đầu năm 2006, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 478 lần chuyến cất hạ cánh – đạt 31.86% kế hoạch năm, phục vụ 28.526 lượt hành khách đi đến – đạt 31,69% kế hoạch năm và vận chuyền 218.948 kg hàng hóa, hành lý, bưu kiện – đạt 37,29% kế hoạch năm.
Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột phục vụ các chuyến bay quốc nội với tuyến bay chính là Buôn Ma Thuột – Thành phố Hồ Chí Minh – Buôn Ma Thuột do Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác chủ yếu bằng máy bay ATR-72. Bên cạnh đó đường bay Buôn Ma Thuột – Đà nẵng – Buôn Ma Thuột cũng đang được khai thác khá hiệu quả.
Hàng ngày có các chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột, hoặc từ Buôn Ma Thuột đi Đà Nẵng và ngược lại. Hàng tuần có 4 chuyến bay đi Hà Nội vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy. Phòng bán vé 25 Nguyễn Chí Thanh - BMT. ĐT 853830 hoặc tại nhà ga Cảng hàng không : Km 10 quốc lộ 27; ĐT 852648.
Bắt đầu từ ngày 23/5/2006, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tổ chức 3 chuyến bay đêm/tuần tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Buôn Ma Thuột và ngược lại bằng máy bay ATR 72 vào các ngày Thứ Ba, Thứ Sáu và Chủ Nhật.
Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột – giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025 của Bộ giao thông vận tải, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đến năm 2015 sẽ là cảng hàng không cấp 4C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như A320/A321, ATR-72, F 70 và tương đương; Lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm : 220 hành khách/giờ cao điểm.
Đến giai đoạn 2015-2025, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng thêm đường lăn song song kích thước 3000m x 18m, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321, ATR-72, F 70 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 7; Lượng hành khách tiếp nhận là 800.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm : 420 hành khách/giờ cao điểm.