Tin mới
Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trong thời gian tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trong thời gian tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cảng hàng không Cần Thơ (tên giao dịch quốc tế: Can Tho International Airport; code ICAO: VVCT; code IATA: VCA) nằm dọc theo sông Hậu Giang - Đầu đông của Cảng hàng không cách sông Hậu Giang 700m, phía Bắc cách rạch Trà Nóc 500m, phía Tây giáp với rạch Chùa.
Cảng hàng không Cần Thơ có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cho Cần Thơ và khu vực, thúc đẩy Thành phố Cần Thơ vươn lên đô thị loại 1 cấp quốc gia trong tương lai và thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ của vùng ĐBSCL, do đó Cần Thơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế vùng này. Sự phát triển về kinh tế, xã hội của Cần Thơ có một vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Cảng hàng không Cần Thơ
Cảng hàng không Cần Thơ (còn gọi là sân bay Trà Nóc) được xây dựng vào những năm 1960 có đường hạ cất cánh 1800m x 30m.
Trước ngày 30/4/1975, Cảng hàng không Cần Thơ là căn cứ không quân của chế độ cũ tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Cảng hàng không Cần Thơ do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý.
Từ năm 1975 đến 1996, các công trình Cảng hàng không hầu như không được xây dựng thêm, chỉ thực hiện sửa chữa với quy mô nhỏ.
Năm 1993, Cảng hàng không Cần Thơ tiếp nhận 3 lần chuyến bay/tuần của Vietnam Airlines, tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Phú Quốc - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại bằng máy bay ATR 72 và YAK40 trong điều kiện chỉ có máy móc thông tin VHF, SSB, thiết bị an ninh, thương vụ - còn nhà ga, đài dẫn đường, xe chữa cháy và các cơ sở hạ tầng khác là thuê của Tiểu đoàn căn cứ Cần Thơ thuộc Sư đoàn 370 Không quân.
Trong giai đoạn từ năm 1994-2000, Cảng hàng không Cần Thơ được nâng cấp, cải tạo, kéo dài đường HCC đạt chiều dài 2400m để phục vụ cho mục đích quốc phòng. Hiện nay, đường hạ cất cánh có kết cấu mặt đường bê tông nhựa dài 2400m, rộng 45m, lề đường hạ cất cánh rộng mỗi bên 7,5m, sân đỗ máy bay đáp ứng 4 vị trí đỗ máy bay A321 vận hành theo phương thức tự lăn vào, tự lăn ra và các công trình sân đường phục vụ bay đang được thi công cải tạo và nâng cấp để đảm bảo khai thác các loại máy bay A320, A321 và các loại máy bay tương đương; nhà ga hành khách công suất 500 khách/giờ cao điểm... phục vụ các đường bay từ Cần Thơ đi Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội và một số đường bay đi, đến quốc tế khác. Sau khi cải tạo nâng cấp, cảng hàng không Cần thơ sẽ đạt tiêu chuẩn tương đương sân bay dân dụng cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO.
Ngày 5/8/2003, Sư đoàn 370 (theo sự ủy quyền của Quân chủng PKKQ)đã tiến hành bàn giao đất tại Cảng Hàng không Cần Thơ cho Cụm cảng hàng không miền Nam để triển khai Dự án “Quy hoạch khu hàng không dân dụng ” với diện tích 34,8 ha.
Hiện tại, Cụm cảng hàng không miền Nam đang triển khai dự án “cải tạo nâng cấp đường hạ cất cánh, đường lăn và sân đậu máy bay Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ”, dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào cuối năm 2007. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có thể tiếp thu các loại máy bay A 320, A 321 và tương đương, phục vụ các chuyến bay nội địa nối thành phố Cần Thơ với các miền đất nước, trong tương lai gần sẽ nối Thành phố Cần Thơ với các vùng Đông – Nam Á, Đông - Bắc Á.
Hiện nay, Cụm cảng cũng đang triển khai công tác chuẩn bị cho Dự án Xây dựng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ theo tiêu chuẩn phục vụ hành khách loại C của IATA có 2 cao trình với tổng diện tích sàn 20.750m2 và đáp ứng công suất 2 triệu hành khách/năm.
Từ năm 1977 đến 1978, Hàng không dân dụng sử dụng máy bay DC3 để thực hiện các chuyến bay từ Tân Sơn Nhất đến Cần Thơ và ngược lại, nhưng từ giữa năm 1978 hoạt động bay dân dụng tại Cần Thơ tạm ngưng cho đến ngày 30/4/1993 do lượng hành khách quá thấp không mang lại hiệu quả.
Tháng 1/1994, Công ty bay dịch vụ Việt Nam (VASCO) triển khai thực hiện lịch bay 5 lần chuyến/tuần với tuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại bằng máy bay Islander, Beechcraft King-air B200, Jetstream 31. Đến tháng 5/1994, VASCO ngưng bay thường lịch mà chỉ phục vụ bay MIA, thuê chuyến của VASCO hoặc SFC và có thời gian làm dự bị cho các máy bay của Vietnam Airlines khi không thể hạ cánh Tân Sơn Nhất hoặc Biên Hòa vì lý do thời tiết. Từ đó cho đến nay, Cảng hàng không Cần Thơ phục vụ các hoạt động quân sự - chủ yếu là bay huấn luyện.
Theo dự kiến, đến năm 2008, cảng hàng không Cần Thơ sẽ đi vào hoạt động, khai thác các đường bay quốc tế và nội địa nhưng ngay từ bây giờ lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các sân bay nội địa ở ĐBSCL cũng đã có kế hoạch liên kết khai thác những lợi thế mà cảng hàng không Cần Thơ mang lại.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Cụm cảng sẽ triển khai các công tác chuẩn bị cho việc đầu tư kéo dài đường hạ cất cánh hiện nay để đảm bảo cho việc khai thác máy bay B767, B777 và tương đương giai đoạn đến năm 2010, theo đó đường hạ cất cánh đang thi công kích thước 2400m x 45m sẽ được kéo dài đạt kích thước 3000m x 45m; nâng cấp sức chịu tải của đoạn 2400m đường hạ cất cánh đang thi công để đảm bảo tiếp thu các loại máy bay B767, B777 và tương đương.
Hiện nay, phương hướng phát triển hệ thống giao thông bền vững vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện. Theo đó, sự đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Cần Thơ và Nhà ga hành khách đưa vào khai thác sẽ tạo hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn và kết hợp được các hình thức vận tải (hàng không, đường bộ, đường thủy,…), đáp ứng yêu cầu vận chuyển phục vụ hành khách và hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu long, sẽ đưa Đồng bằng sông Cửu long hội nhập mạnh hơn với cả nước,